Ố mốc gương – nguyên nhân – giải pháp ?
Gương Hoàng Gia chào các bạn.
Thời gian qua chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi của quý vị về vấn đề ố mốc gương. Trong bài viết ngắn này, xin được giải đáp giúp quý vị về vấn đề này.
Về cơ bản, gương được cấu thành từ 3 thành phần chính:
Một là lớp kính bề mặt,
Kính thì quý vị biết rồi, không oxy hóa được, rất bền bỉ, chống chọi tốt với các tác nhận môi trường.
Quý vị cũng lưu ý giúp, kính có nhiều loại, kính xây dựng thông thường và kính sử dụng cho gương sẽ có tiêu chuẩn chất lượng khác nhau về độ phẳng, độ trong, độ đồng đều quý vị nhé. Kính xây dựng thông thường không cần đòi hỏi khắt khe về các tiêu chuẩn này, nhưng kính sử dụng cho gương, nhất là các loại gương chất lượng cao và cần độ trong, sáng, trung thực cho hình ảnh thì kính cũng được yêu cầu rất khắt khe về các tiêu chuẩn trên.
Hai là lớp tráng gương
Lớp tráng gương sẽ tạo ra khả năng phản xạ ánh sáng hình ảnh cho gương, lớp này quan trọng và quyết định tới chất lượng hình ảnh.
Hiện tại có 2 loại chính được sử dụng đó là Tráng Bạc ( Ag) và Tráng Nhôm ( Al).
Đương nhiên rồi, sử dụng Bạc cho chất lượng tốt hơn Nhôm rồi, cho khả năng phản xạ ánh sáng và hình ảnh luôn tốt hơn.
Bạc cũng là kim loại chống oxy hóa tốt hơn Nhôm,
Ba là các lớp bảo vệ lớp tráng gương
Lớp tráng gương là rất mỏng, vì vậy cần các lớp phủ lên để bảo vệ và tạo nền.
Tùy thuộc vào các sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau sẽ sử dụng các lớp phủ khác nhau. Thường có các loại chính sau:
- Phủ bằng lớp đồng, sau đó là lớp sơn ngoài ( sơn 1 lớp hoặc sơn nhiều lớp )
- Không phủ đồng, phủ bằng các lớp sơn
Loại có lớp phủ đồng kết hợp cùng lớp tráng bạc tạo ra được một chất nền ưu việt cho chất lượng hình ảnh phản xạ tối ưu hơn vì thế chất lượng soi gương là cao hơn. Tuy nhiên lớp đồng này nếu không được sơn phủ kỹ và để lộ thiên tiếp xúc với không khí thì lại rất dễ bị oxy hóa tạo thành Oxít đồng có màu đỏ ảnh hưởng tới bề mặt gương.
Loại không có lớp phủ đồng, mà chỉ đơn giản phủ bằng sơn thì sao ? thì đương nhiên chất lượng hình ảnh phản xạ qua gương sẽ kém hơn, nhưng đổi lại sẽ không bị ố đỏ như có lớp phủ đồng. Ở đây xin được nhấn mạnh là trong trường hợp phải được sơn phủ tốt nhé, nếu không các lớp phủ kim loại mà để lộ thiên thì đều sẽ bị oxy hóa, mức độ và màu sắc khác nhau thôi: Đồng -> màu đỏ, Bạc -> thâm đen, Nhôm -> xanh đen.
Vậy nguyên nhân ố gương là gì ?
Như vậy, tất cả các trường hợp gương ố mốc đều bắt nguồn từ việc không bảo vệ các lớp tráng kim loại bên trong ( dù là Bạc hay là Nhôm )
Để bảo vệ các lớp kim loại này thì phụ thuộc vào các lớp sơn phủ của nhà sản xuất, lớp sơn càng tốt, nhiều lớp thì lưng gương càng khó bị trầy xước, bong tróc và khó bị oxy xâm nhập gây oxy hóa.
Nhà sản xuất sản xuất ra gương tấm nguyên khổ với kích thước lớn, các đơn vị chế tác chuyển về mới cắt, mài và chế tác gương theo kích thước tùy theo yêu cầu không gian nội thất. Vì vậy, việc xử lý chống oxy hóa ở giai đoạn chế tác cũng là rất quan trọng.
Ví dụ tại công đoạn chế tác người thợ làm không tốt sơ ý làm trầy xước lớp sơn phía sau gương, cũng sẽ là nguyên nhân làm cho vị trí đó sẽ bị oxy hóa ố mốc sớm.
Và một điều quan trọng nữa, Gương sau khi được cắt, mài theo kích thước yêu cầu thì toàn bộ mép gương đã bị mất hết lớp sơn bảo vệ. Vì thế quý vị hay thấy hiện tượng bề mặt gương thì chưa bị ố mốc, nhưng mép gương đã nhanh chóng bị vấn đề này.
Kết lại
Kết luận lại rằng. Để gương sử dụng được bền bỉ với tuổi thọ lâu nhất. Quý vị nên:
- Chọn sử dụng gương chất lượng cao. Đương nhiên loại gương này cũng cho hình ảnh đẹp rồi.
- Chọn đơn vị chế tác uy tín, có chuyên môn, am hiểu quy trình kỹ thuật để có giải pháp xử lý các vấn đề chống oxy hóa trong chế tác
- Sử dụng đúng cách, không sử dụng các hóa chất lau rửa tẩy rửa ( thường có chứa các chất oxy hóa cao) gây hại cho gương.
Tại Gương Hoàng Gia chúng tôi có các giải pháp riêng để xử lý các vấn đề này trong quá trình chế tác, sử dụng sản phẩm Gương Hoàng Gia quý vị sẽ có thể yên tâm về vấn đề này. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp sản phẩm gương tốt nhất.
Trân trọng
Gương Hoàng Gia